Một vấn đề nan giải và luôn gây rắc rối cho các mẹ bỉm là tình trạng trẻ biếng ăn. Tuy thấy bé biếng ăn mẹ rất xót, bằng mọi cách cố ép ăn thì bé lại càng òa khóc. Làm mẹ thật khó phải chứ, điều bạn cần làm đó là tìm hiểu ngọn ngành nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng này.
Trẻ biếng ăn do đâu?
Thực thế, tình trạng trẻ biếng ăn là rất phổ biến, không riêng gì bé nhà bạn. Bạn có biết rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì thế hãy nắm vững các ảnh hưởng xấu khiến cho trẻ không còn thèm ăn như trước.
Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Trẻ biếng ăn bẩm sinh. Khi mẹ mang thai thì lại ăn quá ít dẫn đến bào thai thiếu nhiều vi chất như thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu kẽm, thiếu vitamin… Sau khi sinh thì bé dễ mắc suy dinh dưỡng.
Trẻ mắc bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, viêm dạ dày, viêm ruột,… Khi bé nhiễm khuẩn các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magie, B6, sắt, kẽm sẽ bị mất đi và khiến cho trẻ lười ăn. Loạn khuẩn trong đường ruột cũng khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu là hệ quả cho kết quả bé lười ăn.
Trẻ biếng ăn do tâm lý
- Khi bé có dấu hiệu lười ăn, mẹ thường quát mắng, sản sinh ra tâm lý sợ hãi ở bé. Bé bắt đầu quấy khóc và mẹ đành phải bỏ bữa của con
- Tuổi còn nhỏ, bé cực kỳ năng động, rất thích khám phá bản thân và môi trường xung quanh, dẫn đến việc bé “quên” dùng bữa
- Mẹ thường bận rộn với công việc nên chẳng có thời gian chăm sóc hay thậm chí là đút ăn cho con. Trẻ xa mẹ hay đột ngột thay đổi môi trường sống rất dễ khiến cho trẻ bị tủi thân và bỏ bữa là cách bé chống trả.
Trẻ biếng ăn do chưa có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Mẹ bỉm cần nắm rõ chế độ dinh dưỡng cho con bởi hệ thống đường ruột của bé là khác với người lớn. Hoang mang vì câu hỏi trẻ biếng ăn do đâu thì hãy ghi nhớ các nguyên tắc về dinh dưỡng cho con:
- Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khi chưa đủ 5 tháng
- Khẩu phần ăn của bé chưa được cân đối. Quá nhiều tinh bột cũng khiến cho trẻ không hứng thú với thức ăn. Không hợp khẩu vị của trẻ
- Vô tình cho trẻ ăn nhiều quà vặt trước bữa chính hay uống nước quá nhiều nước khi ăn
- Môi trường sống cũng là một phần xây dựng nên thói quen của trẻ như không vui vẻ trong bữa ăn, thường xuyên than phiền về thức ăn, vừa ăn vừa uống nước, vừa xem điện thoại vừa ăn. Những thói quen xấu khiến cho trẻ dễ bắt chước và thờ ơ với bữa ăn. Lâu dần hình thành nên thói quen không nghiêm túc với bữa ăn.
Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Hiện, các mẹ bỉm cũng ý thức được về việc trẻ biếng ăn sẽ gây ra các tác hại khôn lường ở bé như suy dinh dưỡng, giảm hệ miễn dịch bé dễ mắc bệnh hơn, sa sút về trí tuệ,… Vì thế, biếng ăn tuy có vẻ là tình trạng đơn giản nhưng thực chất là một hậu quả đáng ngờ. Với trẻ biếng ăn, mẹ bỉm vẫn có thể khắc phục được tình trạng này và kích thích vị giác, khiến bé ăn ngon trở lại. Trẻ biếng ăn phải làm sao vẫn chực chờ đợi lời giải đáp.
Kích thích biếng ăn do tâm lý
Vấn đề tâm lý thực chất rất khó để nắm bắt và cần một người thân thật tinh tế để nhận ra. Từ đó, có thể đưa ra hướng giải pháp thích hợp. Với vấn đề tâm lý sợ ăn do người lớn thường xuyên quát mắng thì hãy làm ngược lại.
Tạo cảm giác thoải mái và thân thiện cho bé, trong thời gian đầu chắc chắn sẽ cần nhiều sự kiên nhẫn. Nhưng trong vài ngày, hình thành cho bé tâm lý an toàn, bé sẽ tự ăn mà không cần để mẹ ép buộc.
Đối với trẻ sơ sinh, bé thật sự hiểu những lời mà mẹ nói mặc dù bé vẫn chưa hiểu về ngôn ngữ. Với vẻ mặt rạng rỡ kèm những lời động viên, khen món ăn nức nở, bé sẽ phản ứng thân thiện và trở thành đứa bé háu ăn.
Hãy để con trẻ tham gia vào bữa ăn chung của gia đình, nhưng tất nhiên, tô thức ăn của bé vẫn phải phù hợp. Với cảm giác quây quần, ấm cúng mà gia đình mang đến, hẳn sẽ tạo kích thích ăn ngon ở trẻ.
Kích thích biếng ăn do bệnh lý và xây dựng bữa ăn dinh dưỡng
Khi bé mắc bệnh, mẹ cần giải quyết triệt để căn bệnh đó nếu có thể. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo cho từng độ tuổi. Môi trường sống của bé cần thoáng đãng, không ẩm mốc, loại bỏ các chướng ngại vật đe dọa đến sức khỏe.
Quan trọng hơn hết là củng cố chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Các nguyên tắc ăn uống để giúp cho bé luôn khỏe mạnh và thèm ăn:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Có thể là 4 hoặc 5, nhằm tạo điều kiện cho dạ dày nới lỏng và quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn
- Thức ăn cần được chế biến theo dạng lỏng và mềm hơn, giúp hệ thống tiêu hóa dễ dàng làm việc
- Bổ sung thêm cho bé các loại nước giàu vitamin như cam, chanh, dừa, táo, xoài,… đặc biệt là nước để cung cấp năng lượng và vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý tránh pha chế những thức uống nghiêm cấm ở trẻ
- Cho bé uống sữa vì đây chính là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện ở trẻ ngoài sữa mẹ.
- Đặc biệt, tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những lời khuyên tốt nhất với vấn đề gây bế tắc trong quá trình phát triển của trẻ.
Sữa non – Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ biếng ăn
Nắm vững các nguyên tắc hay trở thành chuyên gia nắm bắt tâm lý của con trẻ ngay lập tức là điều không hề dễ dàng. Nhưng chỉ với vài phút tham khảo sữa non là bạn đã có thể nhanh chóng điều trị chứng biếng ăn của trẻ. Bạn là mẹ bỉm, chắc chắn cũng đã nghe qua về sữa non ít nhất một lần từ truyền miệng.
Để giải quyết trẻ biếng ăn nên bổ sung gì, vậy thì hãy cùng đi làm rõ về công dụng sữa non. Sữa non được xem là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Kết hợp cùng với sữa mẹ, sữa non mang đến nhiều dưỡng chất tuyệt vời như các kháng thể quý giá cho sự hình thành phát triển cơ thể, chống chọi với bệnh tật.
Trong sữa non, còn chứa rất nhiều khoáng chất, axit amin kích thích sự thèm ăn của bé, thậm chí là khiến bé ăn ngon hơn, quý trọng với những bữa ăn của mình hơn. Nhiều mẹ còn nhận xét: “Giật cả mình khi con đòi ăn sau 2 tuần sử dụng sữa non!”.
Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan mà cứ để tình trạng tiếp diễn. Mẹ có thể làm bất cứ điều gì để kích thích vị giác của bé nhưng hãy nhớ các nguyên tắc được nêu ở trên. Nếu có thể, mẹ hãy thử cho bé sử dụng sữa non như một tấm vé cho sự kháu khỉnh của con trẻ.